Đăng lúc 13:19:26 ngày 28/09/2023 | Lượt xem 209
Tổng quan về vay thế chấp ngân hàng và những kinh nghiệm trước khi vay
Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản đảm bảo. Khách hàng sử dụng các tài sản có giá trị như bất động sản (nhà ở, đất đai), xe ô tô ... để thế chấp cho khoản vay của mình tại ngân hàng. Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng thì phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Vay thế chấp là sản phẩm được cung cấp bởi các ngân hàng. Hiện nay các công ty tài chính chưa triển khai sản phẩm vay thế chấp.
Vay thế chấp có các đặc điểm và lợi ích nổi bật sau:
Sản phẩm vay thế chấp được phân loại chủ yếu theo mục đích vay, trong đó các sản phẩm phổ biến nhất là:
Điểm quan trọng nhất của gói vay thế chấp là có tài sản đảm bảo, với mỗi mục đích vay, ngân hàng sẽ ưu tiên tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai của chính gói vay đó. Ngoài ra các tài sản đảm bảo khác như sổ đỏ, xe ô tô cũ, nhà máy, hàng hóa hay tài sản cố định vẫn được ngân hàng định giá và xem xét cho vay nếu đủ điều kiện. Do đó, rất nhiều khách hàng quan tâm đến các gói vay thế chấp sổ đỏ, vay thế chấp nhà ở, thế chấp xe... để phục vụ các mục đích khác nhau, tuy nhiên tất cả các gói vay đều phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn hợp lý và hợp lệ.
Khi vay thế chấp tại các ngân hàng, bạn cần đáp ứng các điều và thủ tục cơ bản sau đây:
Điều kiện:
Thủ tục:
Lãi suất vay thế chấp ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn vay tín chấp do có tài sản đảm bảo để thế chấp. Lãi suất vay thế chấp giao động từ 6% - 12% phụ thuộc vào mục đích vay, đơn vị cho vay và chương trình ưu đãi vay.
- Lãi suất ưu đãi: Lãi suất ưu đãi là lãi suất mà ngân hàng đưa ra ban đầu nhằm thu hút người vay. Thông thường mức lãi suất ưu đãi sẽ giao động trong khoảng từ 6% - 8%/năm (tùy vào mục đích vay vốn). Lãi suất ưu đãi được tính trong thời gian đầu của gói vay và có thời hạn cụ thể, khách hàng có thể chọn chương trình ưu đãi trong 3 tháng, 6 tháng 12 tháng hoặc 24 tháng với từng mức lãi suất ưu đãi tương ứng.
- Lãi suất sau ưu đãi: Hết thời gian ưu đãi, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất sau ưu đãi cho từng gói vay. Phần lớn các ngân hàng đưa ra mức lãi suất sau ưu đãi = lãi suất tiết kiệm của một kỳ hạn nào đó (12 tháng, 13 tháng, 24 tháng…) + biên độ lãi suất. Hoặc một số ngân hàng áp dụng lãi suất sau ưu đãi = lãi suất cơ sở mà ngân hàng đưa ra + biên độ lãi suất.
- Biên độ lãi suất: Ngân hàng sẽ đưa ra biên độ lãi suất cho từng gói vay và không vượt quá mức 4,5%/năm. Như vậy với mỗi chương trình ưu đãi khác nhau mà khách hàng chọn có thể sẽ có mức lãi suất sau ưu đãi không giống nhau do có sự khác biệt về biên độ lãi suất.
Cách tính lãi vay thế chấp
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng phương thức trả góp với số tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần. Theo đó, hàng tháng khách hàng sẽ phải trả một phần tiền gốc cố định và tiền lãi sẽ giảm dần theo thời gian. Tức là sẽ tính tiền gốc riêng và tính tiền lãi dựa theo tiền gốc còn lại. Với cách tính lãi suất này, bạn có thể sử dụng công thức tính số tiền lãi phải trả hàng tháng như sau:
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay. |
Khi đến tháng kế tiếp, số tiền gốc đã được trừ đi từ tháng trước đó. Và số tiền lãi khách hàng phải trả được tính trên số tiền gốc còn lại.
Lưu ý: Lãi suất vay theo tháng sẽ được tính theo công thức: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng
Phí phạt trả nợ trước hạn
Đây là loại phí mà ngân hàng sẽ thu khi bạn trả nợ trước kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Phí trả nợ trước hạn sẽ được tính bằng công thức:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước |
Trong đó:
Hiện nay hầu hết các ngân hàng áp dụng phí trả nợ trước hạn cho 3 năm - 5 năm đầu.. Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn sẽ giao động từ 0,5 - 2,5% tùy theo từng gói vay tại ngân hàng.
Khi vay thế chấp tại các ngân hàng, người đi vay cần phải chịu những khoản phí sau:
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai sản phẩm cho vay thế chấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn có thể tiếp cận các gói vay để thực hiện các mục đích vay vốn một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, trước sự đa dạng của sản phẩm này bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ vay vốn thế chấp đáng tin cậy. Vậy nên vay thế chấp ở đâu?
Đối với vay thế chấp, bạn nên cân nhắc lựa chọn tổ chức cho vay dựa theo các tiêu chí sau:
Nếu có nhu vay vốn thế chấp, các bạn có thể để lại yêu cầu tư vấn TẠI ĐÂY để được hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp bạn tìm ra sản phẩm và địa chỉ vay thế chấp uy tín.
Trước khi vay thế chấp tại ngân hàng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Hạn mức cho vay mà ngân hàng phê duyệt cho bạn sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và lịch sử tín dụng. Thông thường, ngân hàng cho bạn vay thế chấp từ 70 - 80% giá trị tài sản đảm bảo và tối đa có thể đến 100% giá trị tài sản đảm bảo.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều cho vay thế chấp sổ đỏ với hạn mức 70 - 80% giá trị định giá của tài sản đảm bảo. Ví dụ, sổ đỏ mảnh đất của bạn có giá trị 500 triệu đồng thì bạn được vay khoảng từ 350 - 400 triệu đồng.
Mỗi ngân hàng sẽ có một mức lãi suất khác nhau cho khách hàng vay thế chấp bằng sổ đỏ. Cho nên trước khi đi vay, bạn cần tham khảo để có sự lựa chọn sản phẩm cũng như địa chỉ cho vay uy tín, lãi suất phù hợp.
Hiện chưa có sản phẩm vay thế chấp nào chấp nhận tài sản thế chấp là giấy tờ xe máy. Nếu bạn muốn vay vốn bằng giấy tờ xe máy thì chỉ có thể tiếp cận gói vay tín chấp bằng giấy đăng ký xe máy (cavet xe) do các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp.
Lãi suất khi vay thế chấp 200 triệu đồng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và ngân hàng mà bạn lựa chọn vay vốn. Ví dụ nếu bạn vay mua nhà, xây sửa nhà tại TPBank thì lãi suất ưu đãi 6,8%/năm, còn nếu vay mua ô tô tại TPBank, lãi suất ưu đãi là 7,6%/năm.
Hiện không có quy định nào về việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi vay vốn tại tổ chức tín dụng. Việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, khi vay thế chấp, bạn nên mua bảo hiểm khoản vay để giảm trừ rủi ro, tránh trường hợp tài sản đảm bảo vừa bị mất giá trị mà thu nhập lại bị ảnh hưởng dẫn tới việc không thể tiếp tục trả khoản vay.
Khi vay thế chấp, ngoài tài sản đảm bảo ngân hàng vẫn yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ chứng minh thu nhập. Thông thường với mức thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng là bạn đã đủ điều kiện vay thế chấp.
Sau khi bạn cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng, hồ sơ của bạn sẽ trải qua các bước cơ bản bao gồm định giá tài sản đảm bảo, thẩm định tín dụng, xác nhận cho vay, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo và giải ngân. Thời gian xử lý hồ sơ khoảng từ 3 - 5 ngày, tùy theo từng sản phẩm vay vốn.
Bạn sẽ nhận tiền giải ngân trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn vay tiền.
Bạn có quyền chọn công ty định giá tài sản thế chấp. Trong trường hợp bạn không tự lựa chọn thì bộ phận định giá tài sản của ngân hàng sẽ tiến hành định giá tài sản thế chấp.
Thời gian thẩm định hồ sơ ngắn hay dài phụ thuộc vào giấy tờ, hồ sơ khoản vay mà bạn chuẩn bị. Nếu chuẩn bị đầy đủ thì thẩm định nhanh và ngược lại. Thông thường khoảng 2 - 3 ngày bạn sẽ nhận được kết quả thẩm định hồ sơ nếu bạn cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ.
Trong trường hợp hồ sơ không vay được, bạn sẽ được nhận lại vì ngân hàng sẽ trả lại hồ sơ cho bạn.
Bạn có thể trả trước khoản vay nhưng phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn. Mức phí này giao động từ 0,5 - 2,5% nhân số tiền trả trước hạn (tùy thuộc vào từng ngân hàng).
Bạn vẫn cần chứng minh thu nhập và bắt buộc phải có những giấy tờ chứng minh thu nhập như giấy tờ theo dõi hoạt động kinh doanh, doanh số kinh doanh, hợp đồng lao động, sao kê lương...(tùy thuộc theo mục đích, nhu cầu vay ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp loại giấy tờ phù hợp).
Trên đây là những thông tin cơ bản về vay thế chấp cũng như cách tính lãi suất vay và giải đáp các thắc mắc khi vay vốn, hy vọng bạn đã nắm rõ để quá trình vay vốn diễn ra thuận tiện. Nếu có thắc mắc gì về vay thế chấp ngân hàng, bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY, TheBank sẽ liên lạc và hỗ trợ miễn phí giúp bạn lựa chọn được sản phẩm và địa chỉ vay vốn thế chấp phù hợp.
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: